XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản nước ta có tốc độ tăng trưởng cao và mang về nhiều giá trị kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên, nguồn nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản đã gây ra không ít tác động xấu đến môi trường cũng như sức khỏe của con người. Thành phần chủ yếu của nước thải là các chất hữu cơ như protein, axit béo, carbohydrate,… Vậy làm thế nào để xử lý nước thải thủy sản đạt hiệu quả cao? Đừng bỏ qua bài viết này để cùng Nam Hưng Phú đi tìm câu trả lời bạn nhé!
1. Tác động của nước thải thủy sản đến môi trường
Thành phần chủ yếu của nước thải thủy sản chủ yếu là các chất hữu cơ như protein, chất béo. Do đó nếu nguồn nước thải này thải trực tiếp ra môi trường khi chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường như làm giảm lượng oxy trong nước, nước chuyển thành màu đục do hàm lượng các chất lơ lửng có trong nước thải gây ra. Đây là nguyên nhân làm giảm chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài sinh vật khác cũng như cản trở quá trình quang hợp của rong rêu
Bên cạnh đó, hiện tượng phú nhưỡng hóa do các chất hữu cơ có mặt trong nước thải gây ra đã làm suy thoái nghiêm trọng chất lượng nguồn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh phát triển gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi.
2. Nguồn gốc phát sinh và đặc điểm của nước thải thủy sản
Nước thải phát sinh từ quá trình sơ chế nguyên liệu như rã đông, vệ sinh nguyên liệu, bao bì chứa nguyên liệu. Tùy thuộc vào từng loại thủy sản khác nhau (như mực, tôm, cá) mà tính chất của nước thải cũng khác nhau. Nhìn chung, hàm lượng BOD, COD của nước thải thủy sản khá cao và chứa một lượng lớn thành phần các chất gây ô nhiễm như protein, dầu mỡ.
Nguồn phát sinh nước thải tiếp theo có thể do từ quá trình chế biến, tẩm ướp gia vị. Nguồn nước thải này chứa hàm lượng cao các chất protein, chất béo, muối khoáng
Bên cạnh những nguồn phát sinh trên thì nước thải còn được hình thành từ việc giết mổ như bóc vỏ tôm, tách vây, phi lê. Đây là nguồn nước thải có mức độ ô nhiễm cao
3. Sản phẩm nào mang lại hiệu quả cao
Thông qua những đặc điểm, tính chất của nước thải thủy sản có thể thấy đây là loại nước thải rất khó xử lý. Vậy đâu là sản phẩm hiệu quả để xử lý nước thải một cách tối ưu nhất?
BCP 12 – Men vi sinh cho bể kỵ khí- phân hủy chất béo
Đối với những loại nước thải có chứa nhiều dầu mỡ, BCP 12 có thể xử lý tốt thông qua việc thẩm thấu vào các lớp chất béo nhờ vào các chất có khả năng làm tăng sức căng bề mặt, giúp nới lỏng và làm lỏng các dầu mỡ sa lắng vào bên trong bể kỵ khí
Sự tăng trưởng của vi sinh BCP 12 có thể:
– Kiểm soát dầu mỡ và FOG (fat, oil, grease) hình thành
– Ngăn ngừa sự tắc nghẽn và ngăn chặn khả năng sập hệ thống lọc sinh học
– Nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý quá tải
– Nuôi cấy lại sau khi khởi động lại hệ thống
– Giảm đáng kể mùi hôi khó chịu
– Tăng khả năng sinh khí Metan cho hệ thống Biogas
BCP 22 – Men vi sinh cho hệ thống nhiều dầu mỡ
BCP 22 là chủng vi sinh hiếu khí và kỵ khí tùy tiện dùng cho việc xử lý chất béo, dầu mỡ trong chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản. Một trong những tính năng nổi trội của BCP 22 là có khả năng phân rã và hóa lỏng các lớp dầu mỡ dày đặc
Sự tăng trưởng của vi sinh BCP 22 có thể:
– Cải thiện hiệu suất xử lý của trạm xử lý
– Giảm bọt trên bề mặt nước thải
– Giảm việc thành mỡ và lượng bùn phát sinh
– Kiểm soát sự phát triển của vi sinh vật dạng sợi
4. Địa chỉ uy tín trên thị trường
Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường cũng trình độ chuyên môn cao. Nam Hưng Phú luôn sẵn lòng hợp tác và mang đến những giải pháp kịp thời cũng như những lời tư vấn chính xác và phù hợp nhất với từng khách hàng. Bên cạnh đó chúng tôi còn chuyên phân phối các dòng sản phẩm men vi sinh xử lý môi trường chất lượng, chính hãng và giá cả vô cùng cạnh tranh. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và trải nghiệm những ưu đãi hấp dẫn ngay từ hôm nay nhé!