Quy trình xử lý nước thải cơ bản cho một hệ thống thông thường.
Như chúng ta đã biết, mỗi loại nước thải đều có quy trình xử lý khác nhau để đảm bảo hiệu quả xử lý tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn có một quy trình chung cho việc xử lý nước thải. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn quy trình xử lý nước thải cơ bản cho một hệ thống thông thường.
Giai đoạn 1: Xử lý sơ bộ nước thải
- Song chắn rác: Giữ lại các tạp chất thô, to như: giấy thải, rác, nilon…để đảm bảo cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động ổn định. Tuy nhiên, khi lượng rác quá nhiều sẽ dễ bị tắc nghẽn, nên có thể sử dụng thêm hệ thống trục vớt, máy nghiền rác.
- Bể lắng cát: có tác dụng lắng các hạt cát vô cơ, để tránh cho cát làm máy bơm không hoạt động hoặc dễ làm hỏng máy bơm.
- Tuyến nổi 1: Sục ozon vào bể, giúp loại bỏ các tạp chất nhẹ hơn và nén bùn cặn, khử nhanh các hạt nhỏ nhẹ, lắng chậm. Bọt khí kết dính các hạt khi được một lượng đủ lớn sẽ nổi lên mặt nước, ta chỉ cần gạt bỏ lớp bọt nổi lên.
- Bể lắng 1: cho các vật thể rắn không thể hòa tan trong nước lắng xuống rồi tách ra.
Xem thêm:
Giai đoạn 2: Xử lý phân hủy kỵ khí
Trong môi trường không có oxy, vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ tạo ra khí metan và cacbonic, là các khí sinh học. Để đảm bảo cho các vi sinh vật phát triển và phân hủy chất hữu cơ tốt nhất, cần thiết kế hệ thống phù hợp, bổ sung thêm vi sinh đúng liều lượng để hiệu suất xử lý nhanh hơn.
Giai đoạn 3: Xử lý phân hủy bằng ozone
Đây chính là phương pháp oxy hóa nâng cao, sử dụng chất oxy hóa mạnh và giá rẻ là ozon. Quy trình này giúp xử lý nốt các chất khó phân hủy mà các vi sinh ở giai đoạn 2 chưa xử lý hết được.
Giai đoạn 4: Tuyến nổi thứ cấp và lắng thứ cấp
Để nước thải đạt tiêu chuẩn đầu ra cao nhất sau khi trải qua giai đoạn phân hủy kỵ khí và phân hủy ozon, cần thêm bể hệ thống tuyến nổi thứ cấp và lắng thứ cấp, cũng có nguyên lý hoạt động giống như tuyến nổi và bể lắng 1.
Giai đoạn 5: Xử lý và tái sử dụng bùn thải
Trong hệ thống xử lý nước thải, bùn thải chủ yếu ở bể lắng 1, bể phân hủy sinh học, bể lắng 2. Dùng máy bơm để hút lượng bùn ra bên ngoài. Bùn thải được xử lý và tái sử dụng giúp bảo vệ môi trường đất. Tách nước ra khỏi bùn cặn giúp giảm thể tích cặn cần xử lý ở nơi tiếp nhận. Bùn được tách có 2 dạng hữu cơ và vô cơ. Bùn vô cơ được dùng sản xuất vật liệu xây dựng, bùn hữu cơ lại được tách riêng làm bùn hữu cơ sạch dùng để cải tạo đất trồng cây, bùn kim loại nặng được hóa rắn rồi chôn lấp.
Đây là quy trình xử lý nước thải cơ bản cho một hệ thống thông thường, nếu bạn muốn tìm giải pháp hỗ trợ cho việc xử lý nước thải hiệu quả cao nhất, vui lòng liên hệ với Nam Hưng Phú – công ty cung cấp men vi sinh cũng như các giải pháp xử lý môi trường uy tín hiện nay. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm xử lý nước thải hiệu quả như Men vi sinh xử lý nước thải Bionetix để góp phần nhanh chóng mang lại hiệu quả cao cho hệ thống xử lý nước thải của bạn.