Cách nuôi vi sinh bể hiếu khí xử lý nước thải đạt hiệu quả cao?
Áp dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải đang là một trong những giải pháp tối ưu nhất hiện nay, đó chính là xử lý nước thải bằng vi sinh vật. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách nuôi vi sinh bể hiếu khí xử lý nước thải đạt hiệu quả cao.
Bùn vi sinh hiếu khí là gì?
Bùn hiếu khí là quần thể các vi sinh vật sinh trưởng, phát triển và phân hủy các chất ô nhiễm làm sạch nước thải. Trong bùn hoạt tính hiếu khí có nhiều vi sinh vật khác nhau nhưng chủ yếu là vi khuẩn hiếu khí. Bùn có đặc điểm là dạng bông cặn, màu nâu sẫm, chứa chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải.
Xem thêm: Men vi sinh xử lý nước thải là gì? Mua men vi sinh xử lý nước thải ở đâu?
Cách nuôi vi sinh bể hiếu khí xử lý nước thải đạt hiệu quả cao
Để việc xử lý nước thải đạt hiệu quả tốt nhất, cần tiến hành nuôi cấy vi sinh hiếu khí theo đúng quy trình, bao gồm:
Trước khi nuôi cấy, cần kiểm tra kỹ hệ thống, đảm bảo đúng tiêu chuẩn để xử lý nước thải, đánh giá các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đến việc xử lý nước thải. Kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào, cần kiểm tra kỹ các thông số, đảm bảo hàm lượng và nồng độ ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép của công nghệ sinh học xử lý nước thải. Đảm bảo các chỉ số như độ PH, nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan, chỉ tiêu BOD…cần trong phạm vi cho phép trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải.
Khởi động lại hệ thống: bật bơm cấp nước thải vào hệ thống cho đến khí nước thải chảy qua hệ thống xử lý bằng vi sinh vật hiếu khí. Bật máy thổi khí để cấp khí cho hệ thống, điều chỉnh hệ thống phân phối khí đều bể, kiểm tra nồng độ oxy hòa tản đảm bảo trong ngưỡng cho phép. Để làm giảm thời gian nuôi cấy, bổ sung thêm lượng bùn vi sinh vừa đủ làm cơ chất trong bùn vi sinh, nồng độ bùn cấp khoảng 10-15% nồng độ bùn cần thiết cho toàn bộ hệ thống
- Ngày 1: Cho nước thải vào ⅓ bể sinh học có sục khí, ⅓ bể nước sạch, việc pha loãng làm cho tải lượng COD nhỏ hơn 2kg/m3. Cho men vi sinh và hợp chất vi sinh theo đúng liều lượng, sau đó sục khí liên tục để vi sinh thích nghi và tăng trưởng.
- Ngày 2: Đợi nước lắng khoảng 2 tiếng thì cho nước trong ra, cho nước thải mới vào. Sục khí và thêm ½ lượng vi sinh theo tính toán ban đầu, tùy thuộc vào chất lượng bùn sinh học mà bổ sung thêm hóa chất dinh dưỡng.
- Ngày 3: Làm như ngày thứ 2 đồng thời quan sát chất lượng bùn vi sinh mà thêm chất dinh dưỡng, làm liên tục như vậy cho đến ngày thứ 15.
- Sau khoảng 10-15 ngày: cho nước thải trong ra ngoài và bơm nước thải mới, bắt đầu hệ thống như bình thường, lượng sinh khối lúc này tăng đến ổn định để xử lý chất hữu cơ.
Bổ sung vi sinh: Nếu hệ thống đã ổn định thì cho tiếp lượng vi sinh vào theo ngày hay mỗi tuần tùy thuộc vào độ ổn định của hệ thống, tạo điều kiện cho vi sinh hoạt động ổn định và xử lý tốt nước thải.
Việc kiểm tra xác định các chỉ số và việc lựa chọn hàm lượng vi sinh tùy thuộc vào từng hệ thống, đòi hỏi người nuôi cấy cần có kinh nghiệm tốt. Men vi sinh xử lý nước thải của Bionetix mà Nam Hưng Phú cung cấp đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay cho mọi hệ thống xử lý nước thải. Nếu bạn quan tâm đến loại men vi sinh này và muốn tìm một chuyên gia tư vấn để đảm bảo việc nuôi cấy vi sinh bể hiếu khí xử lý nước thải đạt hiệu quả cao nhất, vui lòng liên hệ với Nam Hưng Phú để có được giải pháp hoàn hảo nhất cho hệ thống của bạn.